Theo TS-BS Lê Quang Thanh, Phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, trung bình 10 sản phụ thì có trên 3 sản phụ phải thực hiện khởi phát chuyển dạ. Do đó, hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại khoa sản các bệnh viện, trung tâm y tế phải nắm vững kỹ thuật này.
Chiều 22.2, TS-BS Lê Quang Thanh, Phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Y học bà mẹ và thai nhi TP.HCM, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, đã chủ trì hội thảo khoa học với chủ đề “Khởi phát chuyển dạ” tại Bệnh viện Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định).
Hội thảo có sự tham dự của 50 bác sĩ, nhân viên y tế ở tỉnh Bình Định.
TS-BS Lê Quang Thanh phát biểu tại hội thảo
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khởi phát chuyển dạ là gây ra cơn co tử cung trước khi bắt đầu chuyển dạ tự nhiên bằng các phương tiện nội khoa, ngoại khoa nhằm mục đích gây chuyển dạ.
WHO khuyến cáo “mọi sản phụ và sơ sinh đều cần chăm sóc y tế có chất lượng tốt trước, trong và sau sinh”. Do đó, khởi phát chuyển dạ chỉ nên thực hiện khi có chỉ định y khoa rõ ràng và lợi ích mong đợi cho mẹ và con lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Theo BS Võ Hoàng Nhân, khoa Phụ sản, Bệnh viện Bình Định, tiên lượng thành công của khởi phát chuyển dạ dựa trên tình trạng cổ tử cung trước đó, kích thước thai, ngôi thai.
Hiện có nhiều phương pháp khởi phát chuyển dạ với lợi ích và nguy cơ khác nhau nên cần cá thể hóa từng trường hợp để lựa chọn phương thức tối ưu nhất. Có thể phối hợp nhiều phương pháp khởi phát chuyển dạ nhằm mục tiêu sinh ngả âm đạo thành công và an toàn.
Theo TS-BS Lê Quang Thanh, trung bình 10 sản phụ thì có trên 3 sản phụ phải thực hiện khởi phát chuyển dạ. Do đó, hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại khoa sản các bệnh viện, trung tâm y tế phải nắm vững kỹ thuật này.
Tại hội thảo, TS-BS Lê Quang Thanh còn trình bày nhiều vấn đề liên quan đến thực hiện khởi phát chuyển dạ, cổ tử cung, ưu và nhược điểm của các phương pháp khởi phát chuyển dạ.
Theo kế hoạch, ngày 23.2, TS-BS Lê Quang Thanh sẽ tham gia các hoạt động như: Chuyển giao chuyên môn, trực tiếp tham gia giao ban và đi buồng thăm khám bệnh nhân tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Bình Định…
Thầy thuốc nhân dân, BS CKII Hồ Việt Mỹ, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Bình Định, cho biết các hoạt động này nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, giúp cho đội ngũ bác sĩ được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và cập nhật những kiến thức y khoa tiên tiến, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác khám chữa bệnh.
Bài viết liên quan
Hôm 14.8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt bùng dịch đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi là mối đe dọa khẩn cấp y tế cho toàn cầu. WHO hôm 14.8 đã triệu tập ủy ban ứng phó khẩn cấp sau khi một chủng chết chóc hơn của virus gây đậu mùa khỉ là […]
Ngày 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Hội nghị tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác, phòng chống dịch giai đoạn 2020 – 2023; Phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành y tế và trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam chặng 2. […]
UBND TP Hải Phòng đã trao bằng khen và 10 triệu đồng cho điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo – người đã cấp cứu cháu bé bị sặc sữa, ngưng thở. Sáng 15/7, buổi công bố quyết định khen thưởng về gương người tốt, việc tốt đối với điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (đang làm việc […]
GD&TĐ – 4 năm học tại VinUni, Trần Ngọc Trân là đồng tác giả của 9 công bố quốc tế; trong đó có 2 bài đăng trên tạp chí thuộc nhóm Q1. Học ngành Điều dưỡng, hướng nghiên cứu chính của Trân cho công bố quốc tế là y tế công cộng, đặc biệt trong lĩnh […]